Quy Định Nối Thép Cột, Dầm, Sàn Theo TCVN



I. NỐI THÉP DẦM

1. Việc nối cốt thép phải tuân theo tiêu chuẩn nghiệm thu được ghi trong hồ sơ thiết kế.
Nếu dùng tiêu chuẩn Việt Nam thì việc nối thép đọc trong tiêu chuẩn sau:
TCVN 4453-1995 Kết cấu bê tông và bê tông toàn khối - Quy phạm thi công và nghiệm thu

2. Trong tiêu chuẩn trên, việc nối chồng buộc cốt thép như sau:

- Với thép có gờ thì cùng mặt cắt k được nối quá 50% lượng thép.
- Không được nối thép tại những vị trí chịu lực lớn và chỗ uốn cong.

Vậy căn cứ vào dòng màu đỏ, thấy rằng: k được nối tại vị trí chịu lực lớn. Mà trong dầm thì thép giữa nhịp- thép dưới và thép gối - thép trên là những vị trí chịu lực lớn nhất của dầm nên không được nối là đương nhiên. Quy định này rất dễ hiểu bởi nối théo vị trí đó thì khả năng thép bị tuột mối nối là cao nhất. Vậy tránh nó đi. Quy định khẳng định: KHÔNG ĐƯỢC NỐI. chứ đừng hiểu khác đi là KHÔNG NÊN, tức nhiều bạn nói rằng vẫn được nối là sai hoàn toàn.


II. NỐI THÉP CỘT

1. Việc nối cốt thép phải tuân theo tiêu chuẩn nghiệm thu được ghi trong hồ sơ thiết kế.
Nếu dùng tiêu chuẩn Việt Nam thì việc nối thép đọc trong tiêu chuẩn sau:
TCVN 4453-1995 Kết cấu bê tông và bê tông toàn khối - Quy phạm thi công và nghiệm thu
2. Trong tiêu chuẩn trên, việc nối chồng buộc cốt thép cột như sau:
- Với thép có gờ thì cùng mặt cắt k được nối quá 50% lượng thép.
- Không được nối thép tại những vị trí chịu lực lớn và chỗ uốn cong.

3. Kết luận:
==> Cột nhà dân dụng chịu lực lớn tại vị trí chân cột (sát mặt dầm) và đầu cột (dưới mặt dầm). Chịu lực nhỏ tại vị trí giữa cột (đoạn giữa 1/3 cột).
- Nhưng thực tế, nếu nối thép như vậy cực khó khăn, bởi muốn nối phải có dàn giáo, rồi phải có biện pháp chống đỡ thanh thép khỏi bị nghiêng lệch trước khi đóng ván khuôn.
Nên đa phần, người ta nối tại vị trí mặt sàn. Lịch sử thấy vẫn ổn định, tốt, vô tư.


P/s: 
Các bạn có thể nhìn vào biểu đồ nội lực 1 khung thông dụng sẽ thấy rõ điều trên như hình dưới:
+ Nội lực cột tại chân cột và đầu cột là lớn nhất. 
+ Nội lực dầm tại 2 đầu dầm (phần mặt dầm) và đoạn bụng dưới giữa dầm là lực lớn nhất.
Do đó k nối thép ở các vị trí này. 
Lý do: vị trí đó có lực làm cho thép bị tuột nhau ra là lớn nhất.
                                                         


III. NỐI THÉP SÀN
Sàn bê tông cốt thép về bản chất tính toán là bản dầm ( cắt sàn thành những đoạn dầm 1 m để tính). Do đó, việc nối thép sàn cũng tuân thủ theo như thép dầm mà thôi.
Về nguyên lý chung về kết cấu: 
- không nối thép chịu lực ở những vùng chịu lực lớn: 
+ bản kê bốn cạnh: không nối thép dương (lớp thép mặt duới sàn) ở giữa sàn, không nối thép âm của sàn ( lớp thép mặt tren sàn) nơi vị trí sát dầm.
+ bản ngàm (ô văng, sêno): không nối thép âm ở mặt trên sàn.

Còn thi công, thì phải tuân thủ theo đúng tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu áp dụng. Đơn vị thiết kế cũng không có quyền làm trái. Chứ không nên hiểu, thiết kế có quyền. Thiết kế phải dựa trên tiêu chuẩn chứ không phải tuỳ tiện thích gì làm nấy áp đặt. Nếu tuân theo tiêu chuẩn Việt Nam thì bạn đọc tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu bê tông cốt thép dã có quy định rất rõ về nối cốt thép.
SHARE

Ngocxd

  • Image
  • Image
  • Image
  • Image
  • Image

4 comments:

  1. Quy Định Nối Thép Cột, Dầm, Sàn Theo TCVN

    ReplyDelete
  2. Bài viết rất hữu ích, cám ơn ad đã chia sẻ. Tham khảo các sản phẩm vật tư cơ điện chính hãng giá tốt tại đây: báo giá ống thép luồn dây điện, ong thep luon day dien

    ReplyDelete
  3. Để tối ưu hay tìm đến đơn vị thiết kế thi công uy tín để nhận tư vấn. Công ty Kiến Trúc Nam Cường là một đơn vị kiến trúc hàng đầu, chuyên tư vấn và thiết kế các công trình xây dựng độc đáo và chất lượng. Với đội ngũ kiến trúc sư và chuyên gia hàng đầu nhằm mang đến không gian sống và làm việc hiện đại, đẳng cấp cho khách hàng và có rất nhiều mẫu thiết kế khách sạn, thiết kế biệt thự, thiết kế nhà phố, thiết kế nội thất đẹp có thể tham khảo nhé!

    ReplyDelete