Cách cắt thép ngoài công trường tối ưu nhất

Khi mới ra trường ai cũng khó xử về chuyện cắt thép,mà khi đã thi công hiệu quả thì không thể nắm vững chia cốt thép,và chia sao cho hợp lý,tiết kiệm mới là vấn đề!
Chúng ta hãy cũng tham khảo bài viết dưới đây để tìm ra cách cắt thép tối ưu nhất nhé . Rất mong nhận được ý kiến góp ý của những người đi trước vào phần bình luận bên dưới bài viết





1- Đối với thép dầm tăng cường lớp trên ( thép momen âm tăng cường ở dầm, ở các gối): Liệt kê sắp xếp theo các cấp đường kính, --> xếp các thanh đó theo các loại đường kính rồi trong các loại đường kính đó ta phân loại các kích thước chiều dài thép, rồi tổ hợp các kích thước với nhau để cho vào 1 thanh 11.7m để sao cho có số dư là nhỏ nhất (có thể tổ hợp bởi chính 1 loại chiều dài thép hoặc nhiều loại chiều dài thép, nhưng cuối cùng vẫn là xếp vào đủ 11.7m). Xong phần thép dầm tăng cường momen âm. rồi dựa vào số lượng các cấu kiện-->số lượng các loại chiều dài đó mà tính ra cắt bao nhiêu thanh 11.7 m.

2- Đối với thép dầm tăng cường lớp dưới ( Thép momen dương ở giữa nhịp ) : Tương tự cách cắt như thép tăng cường mô men âm . Chú ý nếu thép tăng cường momen âm và momen dương cùng loại đường kính thì có thể tổ hợp lẫn nhau để có thêm 1 sự lựa chọn cho việc cắt để sao DC thép là nhỏ nhất.
3- Đối với thép lớp trên và lớp dưới: 
+ Đối với các dầm có kích thước chiều dài nhỏ hơn 11.7m: Liệt kê sắp xếp theo các cấp đường kính,dựa theo tiêu chí là cùng ưu tiên bố trí hết --> xếp các thanh đó theo các loại đường kính rồi trong các loại đường kính đó ta phân loại các kích thước chiều dài thép, rồi tổ hợp các kích thước với nhau để cho vào 1 thanh 11.7m để sao cho có số dư là nhỏ nhất (có thể tổ hợp bởi chính 1 loại chiều dài thép hoặc nhiều loại chiều dài thép, nhưng cuối cùng vẫn là xếp vào đủ 11.7m).rồi dựa vào số lượng các cấu kiện-->số lượng các loại chiều dài đó mà tính ra cắt bao nhiêu thanh 11.7 m.
+ Đối với các dầm có kích thước lớn hơn 11.7m: Ví dụ dầm đó kích thước là X: Đầu tiên là bố trí 1 thanh dài chạy thẳng 11.7m rồi chiều dài còn đoạn thiếu còn lại là (X-11.7)m lại tổ hợp với các đoạn còn thiếu khác (Y-11.7m) rồi sếp 2 hay nhiều đoạn còn thiếu (X-11.7) ; (Y-11.7) ; (N-11.7) vào 1 thanh 11.7m để sao cho DC thừa còn lại là nhỏ nhất. Từ đó dựa vào cấu kiện tính được số thanh 11.7m. 
Nếu thanh thép 11.7 đầu tiên bố trí chạy thẳng đó mà đến đúng vùng ko được nối thì ta bố trí thanh 11.7m đó sang đầu bên kia, nếu đầu bên kia mà vị trí nối vẫn vào vùng không được nối thì ta bắt buộc phải tìm vị trí cắt thép để cho vào vùng được phép nối rồi từ đó tổ hợp các thanh cùng đường kính đó để cho ghép vào chiều dài thanh 11.7m sao cho ra DC thừa là nhỏ nhất.
4- Thép sàn thì thì bố trí và tính dễ dàng hơn vì không yêu cầu vị trí nối và chiều dài sàn cũng lớn nên dễ tính thép
5- Thép cột: Dễ dàng tổ hợp và tính thép tương tự như cách tổ hợp các thanh cùng đường kính sao như ở trên
Ghi chú: DC - là thép vụn.

Mọi ý kiến góp ý , xin bình luận ở phía dưới bài viết !
SHARE

Unknown

  • Image
  • Image
  • Image
  • Image
  • Image

1 comments:

  1. Bài viết rất hữu ích! Công ty Kiến Trúc Nam Cường là một đơn vị kiến trúc hàng đầu, chuyên tư vấn và thiết kế các công trình xây dựng độc đáo và chất lượng. Với đội ngũ kiến trúc sư và chuyên gia hàng đầu nhằm mang đến không gian sống và làm việc hiện đại, đẳng cấp cho khách hàng và có rất nhiều mẫu thiết kế khách sạn, thiết kế biệt thự, thiết kế nhà phố, thiết kế nội thất đẹp có thể tham khảo nhé!

    ReplyDelete