Những nguyên tắc để thiết kế tủ bếp hợp phong thủy

Trong thiết kế và thi công bất kỳ không gian nào thì việc đảm bảo khoa học phong thủy là điều rất nên. Đặc biệt, trong quá trình thiết kế tủ bếp, cả người thiết kế và gia chủ cần ghi nhớ và lưu ý một số nguyên tắc cơ bản về vị trí đặt tủ, chất liệu và các phụ kiện kèm theo để căn bếp ấm cúng và mang lại tài lộc cho gia chủ. Hãy cũng tìm hiểu các nguyên tắc cơ bản để thiết kế tủ bếp hợp phong thủy.



NHỮNG NGUYÊN TẮC CẦN THIẾT ĐỂ THIẾT KẾ TỦ BẾP HỢP PHONG THỦY

Việc đảm bảo các nguyên tắc thiết kế không chỉ mang lại những không gian được đầu tư, phù hợp với yêu cầu, nguyện vọng của gia chủ mà còn mang lại tài lộc. Tại bài viết này, trước hết, chúng tôi xin tổng hợp và chia sẻ đến quý vị những nguyên tắc cần thiết.

Đây là một thuật ngữ kinh điển trong thiết kế tủ bếp. Khu vực này được tạo nên bởi ba thiết bị bếp quan trọng nhất: bếp nấu, tủ lạnh và chậu rửa. Ý nghĩa ứng dụng của tam giác hữu dụng là việc sắp xếp vị trí của ba thiết bị này gần nhau một cách hợp lý, vừa vặn với người dùng để tối ưu các bước di chuyển trong bếp và thời gian nấu nướng.
Sau khi sắp xếp thành công tam giác hữu dụng, các vật dụng khác trong bếp sẽ được phân phối dựa vào vị trí của những đồ dùng này. Ví dụ, lò vi sóng được đặt trong khoảng từ tủ lạnh đến chậu rửa, hoặc đến bếp; lò nướng được đặt trong khu vực gần bếp nấu và chậu rửa…

Tủ bếp là thành phần quan trọng nhất của thiết kế bếp. Bạn có thể chọn rất nhiều chất liệu gỗ để thiết kế: gỗ tự nhiên (gỗ xoan đào, gỗ sồi…) thường mang lại cảm giác ấm cúng, vật liệu nhân tạo (gỗ acrylic, laminate…) có nhiều màu, thường mang lại cảm giác hiện đại, gọn gàng, sạch sẽ cho bếp. Bên cạnh đó, một số người thích sử dụng gỗ sồi nhập khẩu tạo nên một không gian sang trọng.

Trong đó, chất liệu được ưa chuộng nhất là gỗ nhân tạo: acrylic, laminate.
Phụ kiện tủ bếp thông minh, khiến công việc nội trợ trở nên thú vị.
Theo một nghiên cứu gần đây, quãng đường đi của người nội trợ trong bếp có thể lên đến hàng nghìn cây số một năm. Đó là một con số đáng phải sửng sốt và cũng là điều chứng minh tầm quan trọng của phụ kiện tủ bếp.

Tài Liệu Hướng Dẫn Thiết Kế Tủ Bếp

 Tải Về Tài Liệu Hướng Dẫn Thiết Kế Tủ Bếp http://www.mediafire.com/file/4vbm6bso5zu87rp/Huong_dan_thiet_ke_tu_bep.rar/file





Tâm sự tình yêu ngành xây dựng

Hà Nội hôm nay 36 độ C..nắng gắt..! 
Trở về nhà sau một ngày làm việc dài mệt mỏi, điều đầu tiên nó muốn làm là nhấc điện thoại hỏi xem anh đã về chưa nhưng rồi lại thôi...h này chắc anh vẫn đang ở công trường, vẫn đang cùng các ae làm việc.....

9h tối....a gọi..." em ăn cơm chưa?, giờ anh mới bắt đầu ở công trường về"!....Giữa 2 đầu dây là tiếng nói phụng phịu của nó.....là giọng mệt mỏi nhưng vẫn trìu mến của anh...Kết thúc cuộc điện thoại...nằm dài trên giường nó chợt suy nghĩ miên man....
Người ta nói yêu một anh chàng kĩ sư xây dựng thì vất vả lắm, thiệt thòi lắm...riêng nó lại không nghĩ vậy...Yêu anh, nó yêu cả cái nghề mà anh chọn vì...đó cũng là ty của anh, nó yêu làn da đen sạm vì nắng, yêu khuôn mặt, bộ quần áo lấm lem vì cát bụi công trường, yêu luôn cả thói quen hút thuốc của anh, thấy anh hút nhiều thuốc, chẳng trách..chỉ thương anh công việc vất vả, nhiều áp lực nên hút nhiều thuốc...Yêu anh...là khi tan học lớp nghiệp vụ buổi tối thấy a đứng trước cửa lớp học...a bảo " vì nhớ em quá nên anh bắt chuyến muộn về.."! Anh nói với nó rằng: " yêu nhau là phải cùng nhau nhìn về một hướng"..Nó biết anh chịu bao vất vả cũng chỉ vì lo lắng cho tương lai, cho gia đình nhỏ sau này...vì vậy mà nó càng thương anh...Nhiều lúc nhìn ánh mắt anh..nó biết anh đang cần nó ở bên cạnh mà chẳng thể....Chỉ có thể nói với anh rằng.." Anh à, khi nào mệt mỏi quá thì về với em nhé, em sẽ cho a mượn vai để dựa"!
Hôm trước đọc một bài viết của một người vợ lấy ck là kĩ sư xây dựng..c ấy nói về nỗi khổ tâm của một người vk ko có ck bên cạnh...thiết thấy có chút buồn bã thay nếu anh ck đọc được bài viết đó...Biết đâu rằng ngoài kia chồng chị ấy cũng đang trực đêm cùng anh em để đổ kịp mẻ bê tông cho kịp tiến độ, đóng từng cái cọc, đào từng cái móng...mà lòng thì chỉ mong được về với vợ con.Tất cả cũng chỉ vì lo cho vk con một cuộc sống đầy đủ
Là người yêu, là vợ của một chàng kĩ sư xây dựng chỉ mong có thể hiểu cho anh ấy, đồng lòng cùng nhau...thì những ngày nắng 36 độ như hôm nay cũng chẳng làm các anh chùn bước!!!
P/s: Bây h là 10h đêm, ny em vẫn chưa về nhà...thương anh!

Đi làm vật vờ, tối ngày lướt web, ham thú ổn định, mở miệng ngụy biện “bình thản là hạnh phúc”: Tương lai đang cười khẩy bạn đấy!

Tôi thực sự đánh giá thấp đám thanh niên trẻ hiện nay, mới hai ba chục tuổi đầu đã lải nhải rằng “bình thản mới chất”, liệu các cô, các cậu có xứng đáng không? Tôi đã từng lên núi xuống biển, đã từng là thanh niên trí thức, từng trải qua những cảm giác đói nghèo mà các cô các cậu không thể nào nếm trải được. Các cô các cậu cho rằng cái tâm bình thản là tự nhiên mà có sao?
Sự bình thản của tôi là do khổ mà có, còn sự bình thản của các cô các cậu là lười biếng, là sợ hãi là tham thú ổn định, là một con rùa rụt cổ không dám đối mặt với đời.
Thực ra có rất nhiều người trong số chúng ta giống như chú chim non bị nhốt trong lồng nhưng lại không hề hay biết, mới hơn 20 tuổi đã sống cuộc sống như những người hơn 70 tuổi, tự cảm thấy bằng lòng với số mệnh, kiểu người này không thể biết được cuộc sống vui biết bao nhiêu và hay đến nhường nào. Nói trắng ra những câu nói như kiểu: “thế này cũng tốt mà” chỉ là cái cớ cho sự lười biếng mà thôi.

Thực ra có rất nhiều người trong số chúng ta giống như chú chim non bị nhốt trong lồng nhưng lại không hề hay biết, mới hơn 20 tuổi đã sống cuộc sống như những người hơn 70 tuổi, tự cảm thấy bằng lòng với số mệnh, kiểu người này không thể biết được cuộc sống vui biết bao nhiêu và hay đến nhường nào. Nói trắng ra những câu nói như kiểu: “thế này cũng tốt mà” chỉ là cái cớ cho sự lười biếng mà thôi.

Có bao nhiêu người cam tâm tình nguyện làm những chú chim nhỏ bị nhốt trong lồng?
Rất nhiều người lựa chọn công việc và cuộc sống hiện tại không phải vì có nó tiền đồ xán lạn, cũng không phải vì sự yêu thích xuất phát tự đáy lòng mà là bởi nó đơn giản, không tốn sức và bản thân họ lười biếng không muốn tham gia vào những sự lựa chọn khó hơn. Họ từ dối lòng rằng “bình thản là hạnh phúc”.
Cuộc sống như vậy đâu có khác gì như những chú chim bị nhốt trong lồng kia, những gì mà họ nhìn thấy to nhỏ chỉ bằng lòng bàn tay, cuộc sống nước chảy bèo trôi, lại còn tự an ủi mình rằng: “ít ra thì cũng có miếng cơm để ăn”.
Tháng trước về quê, tôi nghe được câu chuyện của Minh, từ nhỏ cậu vốn là hạt giống toán học trong trường, cuộc thi nào cũng đều giật giải cao. Trong mắt chúng tôi, cậu ấy luôn là viên dạ minh châu lấp lánh. Chúng tôi đều tin rằng tương lai cậu ấy chắc chắn sẽ thành công trong lĩnh vực toán học.
Nhưng thực thế lại trái ngược hoàn toàn so với sự tưởng tượng của chúng tôi. Khi đăng ký thi đại học, vì nghĩ rằng theo học toán mai này sẽ khó xin việc nên Minh đã chọn học chuyên ngành kinh tế đối ngoại có triển vọng việc làm mà cậu không hề yêu thích.
Thế nhưng, tiếc là Minh không gặp thời, sau khi cậu tốt nghiệp, ngành kinh tế đối ngoại trở nên nguội lạnh, đi làm được 2,3 năm nhưng cuộc sống đều không như ý muốn. Minh lại muốn được như những người đi học cao học, lần này Minh lựa chọn ngành tài chính vì nó cũng có cơ hội xin việc cao thế nhưng vì thiếu điểm nên cậu không được tuyển chọn.
Sau nhiều năm vật lộn chức trường, Minh cảm thấy công chức nhà nước có thu nhập ổn định, việc nhẹ lương cao nên lại bỏ ra 2 năm khổ luyện thi vào làm công chức nhà nước ở quê.
10 năm sau tốt nghiệp, các bạn học ngày ấy tuy có thành tích không bằng Minh nhưng người thì đã tu nghiệp ở nước ngoài, người thì đã trở thành giảng viên đại học, trở thành giáo sư này tiến sỹ nọ. Nghĩ lại nếu như ngày ấy Minh quyết định đi sâu học ngành toán, có lẽ giờ đã khác.
Hai năm sau khi làm việc trong nhà nước, Minh cảm thấy công việc không đơn giản như mình nghĩ, lương thấp, mệt mỏi, không có không gian và cơ hội phát triển. Lúc này Minh chợt nhận ra rằng mục tiêu của mình sớm đã không còn.
Có rất nhiều con đường, thoạt nhìn có vẻ rất dễ đi nhưng tương lai vì có quá nhiều người cùng đi trên con đường đó nên cạnh tranh và áp lực sẽ ngày càng lớn.
Thế nhưng cũng có không ít người đi trên những con đường thoạt đầu nhìn rất gian nan nhưng trong tương lai con đường ấy lại có ít sự cạnh tranh, ít áp lực và những người đi trên con đường ấy sẽ càng dễ dàng và thuận lợi hơn những người khác.
Thanh niên trai tráng mà cứ mãi nằm dài một chỗ không sớm thì muộn cũng sẽ mất hết hoài bão chí lớn mà thôi
Dù bạn là ai, chỉ cần một khi đã bước chân vào con đường “phóng túng” bản thân muốn quay đầu đều sẽ rất khó. Bởi phóng túng bản thân rất sảng khoái và rất dễ dàng.
Tôi vẫn còn nhớ đợt nghỉ lễ 30/4, 1/5, vì được nghỉ lễ dài nên tôi về quê, vốn dự định làm rất nhiều việc, nhưng khi vừa đặt lưng xuống giường vốn định chỉ nằm 5 phút rồi sẽ ngồi dậy làm việc nhưng hoặc là tôi không muốn ngồi dậy nữa hoặc là tôi muốn ngủ luôn và thế là công việc càng tích tụ lại càng nhiều.
“Trốn tránh” cũng là một niềm đam mê lớn của nhiều người, bởi từ bỏ công việc học tập để cày phim, lướt facebook, đi chơi quả thật rất hấp dẫn. “Trốn tránh, từ bỏ công việc” khiến bạn bớt đi rất nhiều áp lực và khó khăn thế nhưng khi quay đầu lại mọi việc vẫn còn đó.
Một lần ở một nhà hàng nọ, tôi bắt gặp hai thanh niên trẻ và nghe được mẩu đối thoại của họ. Nguời A than với người B rằng ngày nào cũng nhiều việc làm không hết. Người B liền hỏi: “Vậy tại sao cậu không mang việc về nhà làm?”
Người A trả lời: “Tôi không muốn mang việc về nhà làm, rất nhiều chuyên gia chức trường đã từng đưa ra lời khuyên rằng: “công việc và cuộc sống cần phải tách biệt rõ ràng, nghỉ ngơi hợp lý rất quan trọng”. Tôi thấy họ nói rất có lý, nên sau khi về nhà tắm giặt, ăn cơm xong là tôi không muốn làm gì nữa cả, chỉ nằm lì ở trong phòng lướt facebook, xem phim đến tận hơn 12 giờ đêm mới đi ngủ”.
Người B nên gật đầu phụ hoạ theo: “Chuẩn luôn, tôi thích nhất là nằm dài trên ghế sô-pha xem phim mà không nghĩ gì cả, hoặc là lướt web, mua sắm online. Mà lạ lắm rõ ràng không làm gì cả thế mà nhằng cái là nửa đêm rạng sáng rồi. Ngày nào tôi cũng thề thốt phải đi ngủ sớm, nhưng chẳng hiểu mò mẫm gì mà toàn 1, 2 giờ sáng mới ngủ”.
Thực ra cuộc sống của mỗi người sau giờ tan ca hầu như chẳng khác nhau là mấy, “trăm người như một”.
Chúng ta sau tan ca thà nằm ỳ trên giường xem điện thoại, xem phim, xem chương trình giải trí, chơi game…mà không hề nghĩ tới việc quy hoạch cuộc đời, học hỏi, tích luỹ kinh nghiệp hay làm việc. Rõ ràng đang sức dài vai rộng, tuổi trẻ tài cao nhưng lại tự biến mình thành cái xác ướp không biết suy nghĩ và bất động.
Nếu cứ mãi như vậy, dần dần chúng ra sẽ trở thành một con rùa rụt cổ, lúc nào cũng cảm thấy cuộc sống tất ta tất tưởi nhưng thực ra chỉ là đang lãng phí thời gian sống một cách lặp đi lặp lại mỗi ngày và cuối cùng vẫn trắng tay.
Sự nỗ lực cố gắng ở tuổi 20 sẽ quyết định chỗ đứng của bạn ở tuổi 30
Bữa trước khi đi xe taxi, tôi có nghe chú lái xe kêu ca rằng con đường thăng tiến trong xã hội ngày càng hẹp, đường vòng để những người bình thường có thể bứt phá được ngày càng ít hơn.
Tôi có nói với chú ấy rằng, thực ra cuộc đời con người cũng giống như câu chuyện quy hoạch vậy. Một khi đã đưa ra quyết định thì không nên hối hận. Chiếc xe mà bạn ngồi sẽ đưa bạn đi đâu, con đường mà bạn đang đi sẽ đưa bạn gặp gỡ những ai? Khi nào nào tắc đường? Khi nào gặp phải sự cố? Sẽ có rất nhiều rất nhiều những nhân tố ảnh hưởng tới bạn cho dù bạn đi bất cứ nơi đâu.
Điều thực sự quyết định việc bạn có thể đến đích được hay không đó là từng sự cố gắng, từng sự nỗ lực mà bạn đã chuẩn bị trước đó.
Cùng xuất phát trên đường đời, có những người sẽ cẩn thận quy hoạch đường đi, tỉ mỉ xem xét bản đồ và lựa chọn hình thức đi lại nhanh nhất để xuất phát, trong suốt quãng đường đi họ còn chăm chú đọc sách, không ngừng học hỏi, làm việc và tích luỹ. Thế rồi 5 năm, 10 năm qua đi, họ tiến bộ thần tốc và sớm đã cán đích.
Nhưng lại có những người khác, họ xuất phát một cách không có định hướng rõ ràng, người khác lên xe họ cũng lên xe, người khác xuống xe họ cũng xuống xe. Lên xe hoặc là ngủ hoặc là bần thần nghĩ ngợi vu vơ. Cùng là 5 năm, 10 năm qua đi, họ không có thêm được chút tiến bộ nào cả, vẫn luôn tự chất vấn mình rằng: “Tôi đến từ đâu? Và tôi sẽ đi đâu, về đâu?”.
Và khi tấm màn cuộc đời chuẩn bị hạ xuống hối hận thì đã không kịp nữa rồi.
Phật dạy: “quay đầu là bờ”, “còn nước còn tát”. Khi nghĩ về những quãng thời gian cuộc đời không thể lặp lại kia, hy vọng bạn hãy nhớ một điều rằng: “người trẻ ơi, không có việc gì thì cũng đừng nằm dài mãi như vậy”.



Thất Nghiệp Nghề Xây Dựng Tuổi 35

Khủng hoảng tuổi 30 thực ra được báo trước bởi những cơn buồn ngủ tuổi 25?
Thời gian gần đây tôi làm việc với khá nhiều hồ sơ CV đợi phỏng vấn. Và bất ngờ phát hiện ra, có rất nhiều CV của những người trong tầm tuổi 35 bắt đầu đi xin việc với những vị trí không liên quan gì tới công việc cũ, hoặc sẵn sàng đi làm với mức lương thấp hơn mức lương trước đây. Sau khi phỏng vấn 4 trường hợp, tôi nhận ra một câu chuyện tương đối phổ biến, thể hiện rõ nếp suy nghĩ của rất nhiều những người bạn trong thế hệ tôi thời điểm này.
Vậy vì sao chúng ta có thể trở nên thất nghiệp ở tuổi 35?

1. Đề cao quá mức "kinh nghiệm"
"Khi tôi 35, tôi có rất nhiều kinh nghiệm". Nhưng nếu kinh nghiệm đó chỉ nằm ở 1-2 vị trí, với những đầu việc được lặp lại đều đặn, thì đó chỉ là 1-3 năm kinh nghiệm được lặp lại vài lần.
Nếu áp dụng nguyên tắc 10,000 giờ (*đọc cuốn Outliner để biết thêm: theo đó, một người muốn trở nên xuất sắc trong 1 công việc bất kỳ sẽ cần khoảng 10,000 giờ luyện tập), mỗi ngày làm việc 8 tiếng, mỗi năm làm việc 250 ngày, thì cơ bản với một công việc chuyên môn nhất định, người ta sẽ thành thạo sau 3-4 năm. Từ năm thứ 5 trở đi, người ta sẽ trở thành một anh công nhân quen tay ngồi trong văn phòng chứ ko phát triển thêm đáng kể nữa. Hay nói cách khác, cùng công việc bàn giấy đó, kinh nghiệm từ năm thứ 5 trở đi của anh ta trở nên vô giá trị.
"Làm quản lý sẽ không lo thất nghiệp". Vâng, chỉ đúng khi anh là quản lý cấp cao, còn cỡ team leader, manager thì quả Đất này nhiều như quân Nguyên. Mà với vị trí quản lý cấp cao, nhân sự dao động rất ít, ghế thì không nhiều, lý do gì để bạn ngồi được thay chỗ người ta, chưa kể những yếu tố khắt khe khi tuyển dụng cấp cao về tầm nhìn, văn hoá và sự phù hợp. Từ manager công ty A về làm nhân viên cho công ty B, tôi thấy rất nhiều.
2. Giữa một CV người trẻ tuổi và một CV người già có kinh nghiệm, chọn ai?
Tôi chọn người mang cho mình nhiều giá trị hơn, trả lương thấp hơn và bớt đòi hỏi hơn.
Lúc này chính kinh nghiệm lại đang bộc lộ mặt trái của nó. Những người già hơn, có "nhiều-kinh-nghiệm" làm quen tay một công việc bắt đầu bộc lộ nhược điểm về sự kém thích nghi, có xu hướng mong muốn áp dụng kiến thức và mô hình từ công ty cũ sang công ty mới mà thiếu điều chỉnh, tự mãn với thành công cũ mà quên đi rằng thị trường và khách hàng đã thay đổi.
Chưa kể các nhân sự lão đa lão đề thường đòi hỏi mức lương cao cùng nhiều chế độ khắt khe, đi kèm xu hướng mong muốn "thay-máu" bộ máy đang làm việc và văn hoá công ty hiện tại, đôi khi làm người quản lý đứng trước việc tuyển dụng nhân sự dạng này đồng nghĩa với rủi ro thay thế hầu hết đội ngũ nhân sự đang làm việc hiệu quả.
Với tôi lúc này, một nhân sự trẻ, có khoảng 2 năm kinh nghiệm, cởi mở cầu tiến, tôi tin tưởng sau 6 tháng làm việc hoàn toàn có thể bù đắp và ngang hàng một lão làng 6 năm kinh nghiệm. Khả năng thích nghi cao hơn, kiến thức cập nhật hơn, lương trả thấp hơn và chắc chắn là ít đòi hỏi hơn. Dĩ nhiên với nhà tuyển dụng, anh ta là ứng viên sáng giá hơn một ông già đòi hỏi và cứng nhắc chứ?
3. Nhiều người ngủ quên từ khi 25 tuổi.
Tôi nhìn thấy nhiều người bạn của mình thế này: ra trường ở tuổi 22, đi làm tại một công ty nào đó tầm 2 năm, ở tuổi 24 buồn buồn chán chán ko biết làm gì t iếp, họ lấy vợ lấy chồng, 1 năm sau đẻ con, thành bố thành mẹ; công việc vẫn ổn, lương đủ sống, con cái bận rộn. Trong một giấc mơ nhàn hạ mà họ vừa ao ước, vừa thấy buồn chán là cuộc đời họ cứ đơn giản như thế mà lướt, tới ngày tuổi 60, nghỉ hưu cái xoạch là xong. Hạ cánh an toàn!
Họ không nhớ lần cuối đọc một cuốn sách (không phải tiểu thuyết) là khi nào, hay học một khoá học vì mong muốn bản thân giỏi hơn (không vì chỉ tiêu lên lương) là bao giờ. Cơ bản, sau khi tốt nghiệp đại học, họ dừng luôn việc học hành và phát triển kiến thức bản thân, họ nghĩ việc học đã dừng lại sau khi cầm tấm bằng tốt nghiệp và có 1 công việc lương đủ sống. Cá nhân họ tính từ ngày ra trường tới giờ, tôi nhìn họ không có chút khởi sắc nào đáng kể về kiến thức và công việc, trừ được cộng dôi dư ra vài năm làm việc văn phòng quen tay. Sự nghiệp của họ ngay từ khi bắt đầu đã chỉ để chuẩn bị cho viễn cảnh về cuộc hạ cánh an toàn. Vì thế cái khá niệm "việc nhàn, ổn định" ra đời từ thời bố mẹ vẫn còn găm trong tiềm thức.
Và cuộc đời của họ có lẽ cũng sẽ cứ mãi ổn nếu không có một ngày bỗng dưng công ty phá sản hay đẩy họ ra đường!
4. Thị trường lao động không còn như cái thời ông bà bố mẹ bao cấp những năm 90s.
Năm 2010, Vietnam chính thức ra khỏi danh sách các nước nghèo. Tiếp đó 5 năm, lần lượt các tổ chức phi chính phủ NGO và quỹ quốc tế đóng cửa rồi rút khỏi Vietnam, rất nhiều nhân sự làm cho các tổ chức NGO từng nhận lương ngàn đô bỗng một ngày thất nghiệp, loay hoay xin vào các tổ chức NGO ít ỏi còn lại. Số ghế không đủ cho tất cả mọi người, có người xin vào các doanh nghiệp nhưng tư duy làm cho tổ chức non-profit trước đây không thể nào fit với mô hình doanh nghiệp lấy profit ra làm mục tiêu kinh doanh. Không ít người sau đó, miễn cưỡng trở thành những thầy cô giáo trong các trung tâm dạy tiếng Anh, hoặc có người mở shop quần áo, bán hàng xách tay... với mức lương non nửa thời trẻ.
9% người Mỹ thất nghiệp ở độ tuổi từ 30-45 năm 2010. Thậm chí trong bộ phim Up in the air, George Clooney còn đóng vai 1 người tư vấn chuyên xử lý việc sa thải những nhân sự già nua chi phí cao mà bộ máy kinh doanh cho rằng đã hết đát sao cho êm thấm. Nhìn sang Trung Quốc cũng sẽ thấy, thị trường lao động Vietnam đang dịch chuyển dần tới thị trường lao động quốc tế, nơi chỉ tồn tại trên thị trường những lao động có giá trị cạnh tranh, và việc xuất hiện những cá nhân thất nghiệp, hoặc buộc phải chuyển đổi nghề nghiệp ở tuổi sau 35 là điều không hiếm.
Qua rồi cái thời làm một công việc ổn định từ đầu tới cuối đời, qua rồi cái thời vào biên chế nhà nước hay công ty là kê cao gối ngủ. Không gì đảm bảo mức lương của bạn sẽ tăng đều đặn từ giờ tới cuối đời, một khả năng vô cùng lớn là bỗng một ngày cty phá sản hoặc đơn giản là thay sếp. Bạn phải tìm việc mới, và nếu năng lực không đủ apply trong thị trường lao động cạnh tranh, ngồi nhà 1 năm thì bạn chỉ còn 1 con đường duy nhất khác: buộc phải chuyển đổi nghề nghiệp, và bắt đầu với mức lương như một sinh viên mới ra trường. Khi đó, thu nhập của bạn ở tuổi 35 thấp hơn ở tuổi 30 là rất hiện hữu.
Mà rủi ro đó là hoàn toàn có thật, 370 công ty phá sản ở Vietnam mỗi ngày, là ngần đấy lao động sẽ ùa ra đường, hoà cùng hàng chục nghìn sinh viên tốt nghiệp mỗi năm, tham gia vào đội ngũ những người săn tìm việc làm. Những người già về tuổi nhưng nghèo về kiến thức và khả năng thích nghi, lấy gì ra làm thế mạnh cạnh tranh trong đội ngũ lao động đó?
***
Bản thân tôi, chưa khi nào hết thấy sức ép của một thế hệ những người trẻ năng động hơn, có kiến thức quốc tế tốt hơn, được đào tạo bài bản hơn tôi đang hò reo phía sau lưng, nhắc mình không được dừng bước và tự hài lòng. Thất nghiệp có thể là thứ tôi sẽ không gặp phải, nhưng tụt hậu và trở nên dốt nát tới ngoan cố là thứ tôi biết chắc mình sẽ dẫm phải nếu chỉ dừng việc học hỏi và cố gắng trong 1-2 năm.
Chẳng có cách thức nào đảm bảo bạn sẽ không bị sa thải hay thất nghiệp ở tuổi trung niên, nhưng có một sốkey notes tôi đọc được trong các bài báo và nghiên cứu về vấn đề này cho ta một bức tranh toàn cảnh:
- Thời gian thất nghiệp trung bình của 1 người trên 35 tuổi cho tới khi tìm được việc mới tại Mỹ là 53 tuần, so với 19 tuần ở người trẻ. Lúc này bạn thấy rõ, lợi thế kinh nghiệm không được thể hiện ở đây.
- Khủng hoảng tâm lý ở người thất nghiệp trung niên trầm trọng hơn nhiều người trẻ do các gánh nặng về trang trải chi phí gia đình, con cái, học hành, y tế, nhà cửa, các khoản vay và trả góp. Sự bế tắc về nghề nghiệp ở tuổi này dễ dẫn đến các nguy cơ trầm cảm và tự sát.
- Dù không bị thất nghiệp, nhưng xu hướng thu nhập bắt đầu giảm dần ở hơn 21% lượng lao động trên 45 tuổi.
- Tỷ lệ thất nghiệp và bị sa thải ở bậc quản lý chỉ thấp hơn 8% cấp bậc nhân viên. Hãy thôi đừng tự phụ!
- Học tập, đọc sách và cập nhật kiến thức mới là cách tốt nhất đảm bảo giá trị của bản thân trên thị trường lao động. Học tập, học tập, và tiếp tục học tập. Lifelong learning! Hãy học nhiều hơn và giỏi hơn những gì công việc hiện tại của bạn yêu cầu, đừng chỉ học đủ.
- Xây dựng giá trị không thể thay thế của bản thân trong công ty và thị trường lao động, chủ động thay đổi và tạo nên thử thách trong công việc hàng ngày, đừng để các công việc xử lý hàng ngày của mình lặp lại đều đặn trong quá 6 tháng.
- Làm công việc mình thích ngay từ thời còn trẻ, hoặc sớm nhận ra và chuyển đổi nghề nghiệp khi còn trẻ. Bởi cơ bản, khó ai có thể làm công việc mình căm ghét cả cuộc đời, và đạt kết quả tốt.
- Dù theo ngạch chuyên gia hay quản lý, bạn vẫn phải học kỹ năng quản lý, trước tiên là quản lý công việc của chính mình. Sau đó là các kỹ năng giao tiếp và phối hợp làm việc, những cá nhân bị lựa chọn sa thải thường là các cá nhân khó hòa nhập với tập thể chung nhất. Tôi không đồng tình với cách lựa chọn này nhưng nó là sự thật.
Có lẽ đây sẽ là cái bóng nhắc chúng ta rằng: “Mình không thể ngủ quên an nhàn ở tuổi dưới 30!”
sưu tầm
Đã tìm ra nguồn, FB anh Hieu Ha Trung

LẤY CHỒNG XÂY DỰNG

Người ngoài nhìn vào, ai cũng khen em tốt số, công việc đàng hoàng, chồng con đâu vào đấy. Em mỉm cười. Đúng là em tốt số thật. Từ nhỏ ở với bố mẹ, chỉ lo học hành. Lớn lên thì đi làm, rồi lấy chồng sinh con. Công việc mưa không đến mặt nắng không đến đầu. Mọi sự cứ đủng đỉnh như thế, yên ổn như thế. Chả tốt số thì là cái gì.
“Chồng em làm gì?” “Dạ, kĩ sư ạ”. “Kĩ sư gì?”. “Dạ, kỹ sư xây dựng ạ”. “Ối giời, vậy thì nhiều tiền lắm nhỉ”. “Dạ, cũng bình thường thôi, nhưng mà vất vả lắm ạ”. “Ôi giời, vất vả một tí nhưng có tiền là được rồi. Chịu khó ở nhà cho chồng đi làm, cuối năm nó chẳng mang về cho cả bao tiền ấy chứ”…


Đoạn đối thoại này khá quen thuộc, em đã từng được hỏi và từng được trả lời tương tự dễ có đến mấy chục lần, khi những người mới quen hoặc đã quen sơ sơ muốn biết thêm thông tin về gia đình nhỏ của em. Câu hỏi giông giống nhau. Câu trả lời cũng vậy. Nhưng em không muốn vòng vo cách khác, bởi đơn giản một điều: em không muốn là người nói dối.
Nhưng riết rồi em cũng đâm chán. Không phải chán người hỏi, mà chán người trả lời, tức là em chán chính em.
Người ngoài nhìn vào, ai cũng khen em tốt số, công việc đàng hoàng, chồng con đâu vào đấy. Em mỉm cười. Đúng là em tốt số thật. Từ nhỏ ở với bố mẹ, chỉ lo học hành. Lớn lên thì đi làm, rồi lấy chồng sinh con. Công việc mưa không đến mặt nắng không đến đầu. Mọi sự cứ đủng đỉnh như thế, yên ổn như thế. Chả tốt số thì là cái gì.
Tối về, nằm giữa hai con nhỏ, em trằn trọc. Đâu phải lần đầu tiên em thao thức. Đâu phải lần đầu tiên em mất ngủ. Bao nhiêu ngày rồi bao nhiêu đêm. Em cứ một mình như thế. Một mình cùng con như thế.
Ngày chưa có người yêu, có khi em lẩn thẩn đặt cho mình câu hỏi ngộ nghĩnh “Người (mà mình sẽ yêu) đang ở đâu, làm gì”. Bây giờ thì chả khi nào em tự hỏi “Chồng đang ở đâu, làm gì”, bởi em còn dành câu hỏi này khi gọi điện thoại, bởi ngoài câu này hoặc những câu tương tự kiểu như “ăn cơm chưa”, “đang làm gì đấy”, “dạo này thế nào”, em chả biết hỏi người đàn ông của mình điều gì nữa.
Bởi em đã quá quen với hai chữ “một mình”? Quen đến thản nhiên, đến khô cùng cảm xúc. Bởi em đã qua đi rồi cái thời tủi thân, chỉ nghĩ đến thôi cũng chảy ròng nước mắt.
Cái thời tủi thân ấy đã thẩm thấu, đã lặn vào những đứa con đang lớn lên từng ngày, và giữ lại trên gương mặt em nếp nhăn lẽ ra em chưa cần phải có. Khi em mang thai đứa con thứ nhất, mang thai đứa con thứ hai, nuôi đứa con thứ nhất, nuôi đứa con thứ hai… Bao nhiêu lần vào bệnh viện, bao nhiêu lần rớt nước mắt khi nhìn người ta như đôi chim câu, hạnh phúc và mãn nguyện cùng nhau, vội vàng và hoảng hốt cùng nhau… Bao nhiêu lần đi trên đường nườm nượp, nghẹn ngào với ý nghĩ rằng chỉ một tích tắc này thôi, một giây phút này thôi, nếu chệch đi tay lái, em sẽ chẳng thể trở về nhà cùng con… Cả giờ đây, khi em đã qua mùa con mọn, em vẫn hụt hẫng băn khoăn bởi chưa bao giờ được chồng đặt tay hoặc ghé tai lắng nghe tiếng tim thai đang đập rộn ràng trong bụng vợ.
Những phút giây em một mình ấy, chồng em đang hối hả ở công trường, đang mồ hôi mồ kê nhễ nhại, hoặc phong phanh tấm áo mặc vài ngày chưa giặt khi gió lạnh về, hoặc kiên nhẫn chờ đợi một đoàn kiểm tra đột xuất, hoặc trực mưa trực lũ, hoặc lắc lư cười bên bàn nhậu… Chồng cũng có những đêm mất ngủ, nhớ con thương vợ, chồng cũng có nhiều ngày mệt nhoài trong đơn độc. Sau lần ghé thăm con vội vàng như gió thoảng, chồng trở lại với công trường đang dang dở, với những mối quan hệ đang dang dở, để lại khoảng trống mênh mang trong ánh mắt con – khoảng trống mà em không thế lấp đầy.
Vâng, em thuộc lắm cụm từ “Lấy chồng xây dựng”. Lấy chồng xây dựng là phải biết phân biệt trong đêm tiếng xe máy tiếng ô tô tiếng gõ cửa của nhà mình hay nhà bên cạnh. Lấy chồng xây dựng là phải quen với mâm cơm nguội ngắt nguội ngơ, quen với bổn phận và trách nhiệm, là đừng phân biệt ngày làm hay ngày nghỉ, đừng vòi vĩnh, đừng õng ẹo, đừng lười nhác, đừng đòi hỏi đi đâu cũng phải có hai người…
Em biết, và em bắt em phải quen. Không vòi vĩnh, không õng ẹo, không lười nhác, không tủi thân, không được giật mình vô cớ lúc đêm khuya hay giữa chốn đông người. Tất cả những điều ấy em làm được, hoặc là em chịu được, dù em không mơ đổi lấy một bao tiền.
Nhưng em chẳng thể nào quen với hai chữ “một mình”.
---
Vũ Anh Thư