Kinh nghiệm nghề nghiệp của một kỹ sư xây dựng

Tôi có được may mắn trải qua khá nhiều vị trí trong quá trình hoạt động xây dựng của mình, ngày mới ra trường có khoảng 5 năm liên tục đi thi công nay đây mai đó va chạm với đủ các loại thành phần trong hoạt động xây dựng, một thời gian làm tư vấn thiết kế, vài năm làm tại Ban QLDA và trong vòng năm năm trở lại đây thì làm bên CĐT. Ở vị trí công tác nào tôi cũng đều thấy có nhiều điều hay và cũng nảy sinh nhiều mơ ước. Thời gian đi thi công tôi thấy mấy anh tư vấn giám sát thật oách, các anh mà ra đến công trường là mấy chú nhà thầu mà nhất là lính mới tò te như tôi sợ phát khiếp. Nếu không hoạnh họe cái này thì các anh quát tháo và yêu sách cái kia chứ hiếm khi thấy các anh vui vẻ gật đầu hay tỏ ra "hài lòng". Hồi ấy tôi mơ mình ngày nào đó sẽ được "oai" như các anh TVGS để ít ra có được sự oai vệ trên công trường. Càng ngày tôi khi đã có nhiều điều kiện tiếp xúc với các vị trí khác trong dự án thì thấy các anh TVGS cũng chưa phải là nhất, đi họp gặp mấy anh trong Ban điều hành (BĐH) của nhà thầu mà cứng một tí là cũng bị bật tanh tách, gặp giám sát CĐT thì mấy anh TVGS cũng bị mắng tơi tả chả ra làm sao.Thời gian sau tôi thấy dự án mình làm thì oai nhất là mấy anh đại diện CĐT giám sát dự án (đó là không kể sếp của mấy anh này thi thoảng đến kiểm tra - mà tôi không có dịp diện kiến trực tiếp). Khi dự án đi vào giai đoạn kết thúc tôi làm việc nhiều bên với tư vấn, CĐT để hoàn công và quyết toán dự án thì cũng là thời gian tôi vỡ ra nhiều điều và cũng dần thay đổi quan niệm ban đầu. Tôi làm đúng, làm đủ thì chả ai bắt bẻ được và làm đúng chức trách của mình thì chả phải sợ ai, nếu mình làm sai hay gây ra hậu quả gì thì đương nhiên sẽ sợ trách phạt từ chính nội bộ mình trước tiên chứ chưa nói gì đến giám sát hay CĐT.
Làm nhà thầu tôi học được nhiều thứ mà trước đây chỉ có trong sách vở và còn nhiều thứ tuyệt nhiên trong trường không có, tôi thấy mình cũng lớn lên nhiều và tự tin hơn, có dịp kiểm nghiệm lại những gì đã được học và vận dụng một phần.

Khi làm tư vấn thiết kế tôi cũng được tiếp xúc với CĐT trực tiếp nên cũng hiểu và lấy kinh nghiệm của người đã có thực tế để phục vụ công việc thì thấy cũng hiệu quả và thuyết phục CĐT dễ hơn.
Khi chuyển sang làm ở Ban QLDA của một dự án lớn (tầm cỡ Quốc gia) thì là lúc được tiếp xúc nhiều đến các cơ chế chính sách cũng như hệ thống văn bản pháp luật, tôi thấy mình còn biết quá ít và lại một chu trình mới ngụp lặn trong sự chằng chịt của các VB quy định của PL về xây dựng. Tiếp xúc với CĐT, các nhà thầu và cả tư vấn tôi thấy mình ở một vị trí có nhiều áp lực từ nhiều phía, phần vì bảo vệ quan điểm triển khai công việc trước CĐT, phần kiểm soát tư vấn và nhà thầu để làm đúng những gì đã cam kết trong hợp đồng, đôi khi phải dùng lý, có lúc lại phải thuyết phục bằng tình nên giữ được mình cũng là một điều khó khăn (ví dụ như không thể chửi bới nhà thầu trên công trường như ông GĐ BQLDA như trên hoặc không sum xoe CĐT mỗi khi bị soi).
Đến thời điểm này tôi đã làm trong đơn vị CĐT một thời gian khá lâu, ngẫm lại tôi thấy ở mỗi vị trí đều có những thế riêng, nhiều khi nhà thầu ép CĐT, TVGS nhưng có những lúc lại phải lụy và đa phần là cố gắng giảm thiểu đến mức tối đa các sung đột với TVGS hay CĐT để làm sao công việc được thuận lợi nhất, nhà thầu thì phạm vi công việc có thể nói là hẹp nhất trong tổng thể bức tranh xây dựng, họ chỉ biết làm theo những gì mà HĐ đã ký kết với CĐT quy định và chịu sự giám sát quản lý của CĐT, đối tượng của họ là sản phẩm xây dựng trên công trường được hình thành dần dần trong nỗ lực của chính họ.
Bỏ qua và không bàn tới TVGS, TVTK thì CĐT là đơn vị có nhiều mối quan hệ và là điểm trung tâm của dự án, họ là chủ và cũng là người đưa ra các quyết định tri phối dự án, dự án có thể nói là sản phẩm tinh thần của CĐT, tất cả ý tưởng của CĐT để hình thành nên dự án được hiện thực hóa thông qua Ban QLDA, TVTK,TVGS và các nhà thầu xây dựng. CĐT chi phối toàn bộ các khâu của quá trình hoàn thành nên dự án nhưng cũng bị tri phối bởi các quy định của Pháp luật trong bước chuẩn bị đầu tư thông qua các cơ quan quản lý nhà nước. không phải muốn làm dự án thế nào cũng được, đương nhiên làm phải tuân thủ quy định của Pháp luật về xây dựng, nhưng cầm cân nảy mực lại liên quan đến Sở ban ngành như Quy hoạch kiến trúc, Sở xây dựng, Sở kế hoạch đầu tư, Sở tài chính, Sở tài nguyên môi trường và quan trọng nhất là ủy ban NDTP/UBNDT, là CĐT rồi trên vạn người nhưng vẫn dưới tỷ người.
Đúc kết lại tôi thấy trong một chuỗi các khâu để hình thành nên sản phẩm xây dựng thì CĐT là người quan trọng nhất và cũng có trách nhiệm cao nhất, nhưng để có sản phẩm tốt thì phụ thuộc khá nhiều và Nhà thầu thi công bởi là người trực tiếp và cuối cùng hoàn thành nên sản phẩm xây dựng, nếu CĐT truyển đạt không tốt thì khó để Nhà thầu cói thể lĩnh hội hết ý tưởng để thực hiện hoặc thậm trí làm sai, Nhà thầu không có tâm sáng thì sẽ ra sản phẩm kém chất lượng vì chạy theo lợi nhuận và làm ăn gian dối. Vậy CĐT là người lựa chọn các nhà thầu trong đó có nhà thầu xây dựng thì nếu đủ năng lực sẽ lựa chọn được nhà thầu phù hợp nhất, nếu thiếu năng lực sẽ không lựa chọn được nhà thầu phù hợp dẫn đến sản phẩm XD bị ảnh hưởng. Vậy không phụ thuộc vào vị trí công việc thì tôi cho rằng nếu ai có khả năng nào tốt nhất (mong muốn và khả năng đôi khi không tương thích với nhau) thì nên chọn vị trí công tác cho mình cho phù hợp, tôi cũng biết có nhiều người họ chỉ thích đi làm thi công mà không muốn làm bất cứ vị trí nào khác bởi một lẽ họ yêu nghề thì công được bôn ba nay đây mai đó biết nhiều học được nhiều và sống trong tập thể cùng với anh em công nhân xây dựng.
Nếu nói về vất vả thì anh em thi công vất vả về mặt thể xác nhiều nhưng CĐT thì lại vất vả về đầu óc, phải lo vốn liếng, lo thủ tục, lo thanh toán cho nhà thầu đúng tiến độ, lo toàn diện về quá trình hình thành sản phẩm. Tư vấn thiết kế thì lo thiết kế sản phẩm đúng ý CĐT và không vi phạm các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng và phải tiết kiệm chi phí và có thẩm mỹ, tư vấn giám sát thì lo quản lý nhà thầu trên công trường làm theo đúng những gì họ cam kết với CĐT...
Có lẽ đã hơi lan man, nhưng thật sự khi đọc những dòng tâm sự của các bạn thấy rằng bản thân các vị trí công tác đó nó không có gì xấu chẳng qua thực tế cuộc sống khiến chúng ta nhìn nó bị méo mó đi, ai muốn và cảm thấy thích điều gì, thấy cái gì là phù hợp với mình thì hãy tự đón nhận, tôi cũng không thấy ân hận vị theo nghề xây dựng kể từ khi thi vào trường ĐHXD đến nay, càng học, càng làm tôi thấy mình còn thiếu nhiều và chưa thể nói là hiểu hết về nghề XD, đối với chuyên ngành Kinh tế xây dựng của tôi thì thời điểm này tôi thấy làm công tác quản lý dự án đối với tôi là phù hợp và tôi sẽ theo đuổi nó.
Đôi dòng tâm sự không mang tính áp đặt mà chỉ nói lên suy nghĩ cá nhân, mong các bạn đừng suy diễn và hãy chia sẻ những gì xuất phát từ tâm của một người xây dựng.
Rất mong sự góp ý của các bạn.
                                                                                                         Nguồn : Sưu tầm
SHARE

Ngocxd

  • Image
  • Image
  • Image
  • Image
  • Image

0 comments:

Post a Comment