"Bí Kíp" Con Đường Hành Trình Thành Công Của Một Kỹ Sư Xây Dựng

Cuộc sống cho thấy rằng không phải ai cũng làm sếp được mặc dù nhiều người khát khao điều đó. Nhưng tại sao khát khao? Có nhiều nguyên nhân, trong đó có 1 nguyên nhân cơ bản là: họ nghĩ người đời sẽ nể phục mình hơn, và cho đó là thành công trong cuộc sống, thu nhập sẽ cao hơn (Bởi nếu làm sếp mà chẳng ai phục, thậm chí xem thường, thu nhập thấp thì chắc thà đừng làm sếp còn hơn). Vậy bản chất cơ bản của mong muốn đó là vì sự nể trọng của xã hội và cơ hội thu nhập. Nhưng để được xã hội, mọi người xung quanh nể trọng và cơ hội thu nhập cao thiếu gì cách. Một trong những cách đẳng cấp nhất đó là phải làm sao cho bản thân mình trở thành 1 kỹ sư chuyên ngành xây dựng giỏi nghề. Cao xa hơn là 1 bậc chuyên gia.
Nhưng vấn đề đặt ra làm cách nào để trở thành 1 người kỹ sư giỏi nghề. Với tôi thấy rằng vừa khó mà vừa dễ. Chúng ta truyền nhau kinh nghiệm của bản thân để anh em đồng nghiệp cùng học tập tham khảo nhé! 




Ngành xây dựng rất rộng, không ai có thể giỏi hết được, mỗi người 1 chuyên môn nhưng xu hướng hiện nay lại là "giỏi 1 nghề, biết nhiều nghề", anh em xây dựng cũng vậy, mỗi người 1 chuyên môn nhưng ngoài giỏi chuyên môn chính anh em có thể tham khảo thêm các vấn đề khác để không chỉ hoàn thiện kỹ năng chuyên môn mà còn không để lỡ mất cơ hội khi nó đến
Vậy làm thế nào để giỏi chuyên môn?: học trên trường, ai cũng được trang bị vốn kiến thức như nhau: đó là các khải niệm, các cơ sở của ngành mà mình theo học để khi đi làm, ta có thể từ cơ sở đó mà phát triển thêm cho phù hợp với thực tế phong phú. Vấn đề còn lại là kinh nghiệm, kinh nghiệm ở đâu? ở thực tế, ở những người đi trước, họ có những kỹ năng, có cách nhìn tổng quan hơn ta rất nhiều. hãy học hỏi họ nhưng không phải họ luôn đúng, có nhiều người làm lâu năm nhưng luôn đi theo 1 lối mòn, vậy ta không chỉ học hỏi những kỹ năng, kinh nghiệm được đúc rút trong cả cuộc đời kỹ sư của họ mà còn học cả cái sai, cái bảo thủ của họ. Để làm gì! - để lấy đó làm bài học cho mình, sau này có vướng vào sợi dây ấy ta biết mà tránh. Vấn đề đặt ra là làm sao để họ có thể truyền đạt cho ta, dù chỉ là 1 chút xíu. Đó là thành quả của cả đời họ cơ mà, họ phải giữ chứ.....thực tế, ai trên đời cũng có niềm tự hào riêng, làm trong ngành xây dựng này thì điều ấy càng rõ nét, thậm chí có những "ông" quát rất to chỉ để chứng minh rằng mình giỏi...tuyệt, vậy hãy lắng nghe, nhẫn nhịn dù họ có quá lời, 1 lần, 2 lần, 3 lần...rồi dần dần họ sẽ tự động truyền cho ta cái gì họ biết thông qua những lần to tiếng ấy. Thậm chí có nhiều người, ta càng tỏ ra ngoan ngoãn họ lại càng quý và biết đâu, họ lại sẵn sàng nhận ta làm "đệ tử nhập thất" của họ đấy các anh em ạ
- Kinh nghiệm từ thực tế, sinh viên ra trường tôi thấy nên đi thi công 1 thời gian để có 1 cái nhìn tổng quan và được "nhìn tận mắt, sờ tận tay" các công trình trong thực tế, biết được quá trình nào làm trước, quá trình nào làm sau. có khả năng ứng biến với các biến cố xảy ra trong quá trình thi công, xây dựng công trình, đó là điều mà không trường - lớp nào có thể dạy cho các bạn
- Học...Học nữa....học mãi: kiến thức là biển, những gì ta biết chỉ là hạt cát trên bãi biển mà thôi. Học để trau dồi kỹ năng, để hoàn thiện tay nghề, có câu nói này mà tôi luôn tâm niệm "nếu mỗi ngày bạn bỏ ra 1 tiếng để học 1 điều gì đó thì sau 3 năm bạn sẽ là chuyên gia về vấn đề đó"
Chia sẻ: đó là cách học nhanh nhất, hãy chia sẻ với mọi người những gì bạn biết, mọi người sẽ chia sẻ với bạn những gì bạn không biết





 I. Về tinh thần
Trước hết là vài bí kíp về tinh thần. Tinh thần phải đi đầu! Sau đó tôi sẽ chia sẻ "bí kíp" cụ thể liên quan đến chuyên ngành.
1. Bí kíp 1hãy biến mong ước trở thành cháy bỏng và luôn là đỉnh điểm.
- Muốn trở thành 1 kỹ sư giỏi nghề trước hết phải biết khát vọng mong ước điều này 1 cách cháy bỏng. Nói như vậy cũng mơ hồ bởi thế nào là cháy bỏng? 
Hãy lấy 1 chậu nước đầy, bạn úp mặt và nín thở. Khoảng 1 thời gian nào đấy bạn sẽ cảm thấy ngột thở và khao khát được thởĐộ mong muốn tăng dần đến cực đỉnh (khi bạn đã hết oxi trong người), ngay lập tức bạn ngửa mặt lên khỏi chậu nước và hít lấy hít để
Đấy! Bạn phải biết khát vọng trở thành 1 kỹ sư giỏi nghề 1 cách cháy bỏng như đang bị ngột thở và đang cần thở ngay lập tức. Mọi hành động suy nghĩ của bạn luôn hướng về cần thở. Hãy để mong muốn trở thành 1 kỹ sư giỏi nghề luôn luôn mạnh mẽ cháy bỏng như mong muốn được thở.

Nếu mong muốn không cháy bỏng thì bạn chẳng làm được gì. Nó giống như vô số người: mong sức khỏe nhưng chẳng bao giờ chịu tập thể dục, mong có thu nhập cao nhưng lại nhác làm việc... bởi cái mong muốn đó nó tà tà, không là đỉnh điểm trong tâm trí bạn. Nên hệ quả, bạn sẽ không bao giờ thực hiện điều gì mặc dù biết rất rõ nếu thực hiện thì sẽ đạt được mong muốn.
2. Bí kíp 2: đừng bao giờ tự cao với bản thân mình. Hãy luôn học hỏi và cầu tiến: mình ngày mai phải hơn mình hôm nay.
- Kiến thức luôn thay đổi từng ngày. Công nghệ mới cũng biến đổi từng giờ. Bạn có thể giỏi vào 1 thời điểm nào đấy nhưng chắc gì ngày mai bạn còn giỏi như thế nữa. Bởi bạn đã lạc hậu so với bạn hôm qua rồi. Bởi vậy có câu ngạn ngữ : "không ai tắm 2 lần trên 1 dòng sông". Bởi dòng sông bạn tắm luôn biến đổi. Dòng nước hôm nay đã khác ngày hôm qua rồi. Sự thay đổi đó nhiều lúc như dòng sông kia, bạn rất khó nhận ra sự thay đổi. Cứ tưởng là mình vẫn vậy. Nhưng thực ra mình đã khác rồi.
- Nếu tự phụ, trước mắt trong ngày mai bạn đã lạc hậu so với chính bạn, và rồi lạc hậu ngay so với xung quanh ngay lập tức. Và con đường trở thành 1 kỹ sư XD giỏi nghề sẽ nhanh chóng tiêu tan thành mâ khói.
3. Bí kíp 3Hãy chủ động nắm bắt mọi cơ hội - Cơ hội không bao giờ dành cho người trông chờ thụ động.
- Khi đã biết khát khao cháy bỏng về việc muốn trở thành người kỹ sư giỏi nghề, bạn sẽ có sự nhạy cảm về cơ hội liên quan đến việc giúp bạn giỏi nghề. Một khi nhận ra cơ hội, hãy chủ động nắm nó ngay lập tức. Chỉ cần chần chừ, cơ hội mất ngay.
Ví dụ:
+ Công việc bạn đang làm không phải là 1 công việc bạn mong muốn để giỏi nó (bạn muốn làm giám sát nhưng lại được giao làm thiết kế, bạn muốn làm quản lý chi phí lại được giao làm phần mềm..) thì thay vì ngồi ca cẩm, mong chờ cái ngày sếp hoán chuyển việc cho mình, bạn hãy ngay lập tức xin sếp cho thay đổi. Nếu công ty mình làm không có vị trí đó, hoặc sếp không đồng ý hãy ngay lập tức xin chỗ khác.
+ Công việc bạn đang làm có thể rất ổn định nhưng lại tằng tằng. Bạn biết rất rõ nó sẽ không bao giờ giúp bạn giỏi nghề hơn, hoặc làm bạn chậm giỏi nghề. Khi xuất hiện cơ hội mới dù môi trường khó khăn hơn, nhưng bạn biết chắc nó giúp bạn giỏi nghề rất nhanh, thì hãy ngay lập tức bám và nắm lấy nó bằng mọi cách.
* Khi mới đi làm tôi được phân làm trong phòng quản lý kỹ thuật của Tổng công ty Xd lớn của BXD. Phòng đó rất oách, chuyên quản lý kiểm tra người khác. Dạng ngồi mát ăn bát vàng. Nhưng chỉ là ngồi bàn giấy. Nếu làm ở đó tôi thấy mình sẽ đụt nghề, khó mà giỏi được. Bởi những người trong phòng đều là đã dày dạn kinh nghiệm trên công trường rồi mới về phòng này làm việc. Trong đầu tôi lúc nào cũng dòm ngó 1 cơ hội khác để có môi trường tốt hơn. Tôi luôn cháy bỏng mong ước làm sao sau 5 năm tôi phải là người giỏi nghề mà ai cũng phải nể.
Và rồi sau 2 năm làm việc, Tổng công ty có dự án NHóm A do BXD làm chủ quản, nhưng dự án ở tận trên vùng núi của 1 tỉnh thành khác xa lắc xa lơ. Ngay lập tức tôi viết đơn xin xung phong đi theo dự án và được đồng ý ngay lập tức bởi ai cũng tránh. Trưởng BQLDA và Tổng Giám đốc lúc đó còn dặn tôi: sẽ rất khổ và làm nhân viên dự án bình thường chứ không có chức vụ. Nhiều người bảo khùng, nhưng tôi vẫn kiên quyết bởi biết rằng môi trường đó (dự án nhóm A) hiếm mà có trong cuộc đời. Nó là môi trường sẽ làm mình giỏi nghề nhanh chóng. Và sau 6 năm theo dự án, tôi thấy QĐ mình đã đúng. Nhờ đó mà sau này, tôi xin về đâu cũng được. Tôi đi chọn việc chứ không phải đi xin việc nữa.

 II. "Bí kíp" về giỏi nghề trong chuyên môn:

1. Bí kíp 1:
Khi làm bất cứ công việc gì, xử lý tình huống nào Hãy luôn đặt câu hỏi và trả lời cho bằng được nó: "Công việc đang làm bị ràng buộc bởi các quy định nào?"

Thực tế:
- Đa số đi làm, sếp bảo sao làm vậy. Đặc biệt là các bạn mới đi làm. Họ không quan tâm vì sao sếp nói mình làm vậy. Chỉ thụ động. Mà đúng ra, nếu bạn muốn giỏi nghề thì hãy tích lũy nó ngay từ bây giờ bằng việc đặt ra câu hỏi trên. Nếu thụ động, mãi mãi bạn thụ động. Không có suy nghĩ, không có sáng tạo. Ngược lại, khi sếp bảo mình làm, trước tiên mình chỉ cần xác định mục đích của sếp, tức kết quả sếp mong muốn ở mình. Từ việc xác định mục tiêu kết quả mà sếp cần, mình mới đi tìm câu trả lời: "Công việc đang làm bị ràng buộc bởi các quy định nào?". Để từ đó, bạn tự chủ động chọn cho mình phương pháp làm thông minh nhất. Tuyệt nhiên đừng thụ động để sếp chỉ tay hướng dẫn cả cách làm.

Kinh nghiệm chia sẻ:
- Đại đa số "Công việc đang làm bị ràng buộc bởi các quy định Luật - Nghị định - Thông tư".
Chúng thường rối rắm khó hiểu, thậm chí chồng chéo. Nhưng vì mục tiêu "Giỏi nghề" bạn phải nắm cho chắc như 1 luật sư trong ngành xây dựng.
Theo kinh nghiệm cá nhân tôi thấy, những đồng nghiệp nắm chắc quy định Luật thì xử lý tình huống tốt, nhanh, chuẩn xác và luôn tạo niềm tin cho sếp. Từ đó con đường đi lên rất nhanh.
Giỏi về kỹ thuật mà dốt về quy định ràng buộc trong công việc thì mãi mãi cũng là kỹ thuật quèn.
ĐỪNG XEM THƯỜNG các quy định Luật - Nghị định - Thông tư.

2. Bí kíp 2:
Ý thức cao độ về kỹ năng lập báo cáo và viết văn bảnNếu chưa tốt cần phải tập.Thực tế:
- Kỹ sư ngành xây dựng đa số đi làm, không chỉ thực hiện theo công việc sếp giao chuyên về chuyên môn kỹ thuật (đi giám sát công trường, đi thi công, vẽ thiết kế, lập dự toán...) mà còn phải thường xuyên LÀM CÁC BÁO CÁO, SOẠN THẢO CÁC VĂN BẢN trình sếp ký hay TRỰC TIẾP VIẾT VĂN BẢN VÀ GỬI CHO ĐỐI TÁC BÊN NGOÀI.
Nhưng, anh em kỹ thuật ít có năng khiếu về văn nên câu cú, cách thức trình bày văn bản hơi bị kém. Có những anh em thậm chí không biết cách làm báo cáo và viết 1 văn bản đơn giản nhất.

Hệ quả:
- Dù có giỏi kỹ thuật đơn thuần không đủ, bạn kém kỹ năng trên sẽ hay bị chế nhạo: "kỹ sư gì nó, viết có mỗi báo cáo mà không ra hồn".
Rồi nếu được cất nhắc lên làm lãnh đạo quản lý, bạn phải là người ký các văn bản, các báo cáo. Nếu bạn là người kém về kỹ năng này thì sao nhỉ? Đừng cho rằng lúc đó có thư ký tốt giúp bạn ??? Cỡ trưởng phòng làm gì có thư ký. Mà dùng nhân viên toàn dân kỹ thuật cũng kém như bạn thì thôi rồi, hoặc bạn kém hơn họ thì họ sẽ xem thường.
Kinh nghiệm riêng chia sẻ:
- Theo kinh nghiệm cá nhân tôi thấy, những đồng nghiệp nào có kỹ năng làm báo cáo tốt, viết văn bản tốt luôn tạo niềm tin cho sếp. Và sếp luôn đánh giá rất cao người như vậy. Từ đó con đường đi lên rất nhanh.

Giỏi về kỹ thuật mà dốt về văn bản, báo cáo trong công việc thì mãi mãi cũng là kỹ thuật quèn.
ĐỪNG XEM THƯỜNG kỹ năng lập báo cáo và viết văn bản.

                                                                                                                              Nguồn: Sưu tầm
SHARE

Ngocxd

  • Image
  • Image
  • Image
  • Image
  • Image

0 comments:

Post a Comment